Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

CHỮA VIÊM ĐẠI TRÀNG BẰNG CÂY NGHỆ ĐEN

Nghệ đen còn có nhiều tên gọi khác nhau như nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm. Trong y học cổ truyền, nghệ đen có tên thuốc là nga truật, là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen.

Nghệ đen là loại cây thảo cao từ 1 - 1,5m, thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng tỏa xung quanh như hình chân vịt. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đốm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu vàng, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn. Cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình quả trứng hay hình mác tù, màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn hạt thuôn, áo hạt trắng. Về hình dáng, nghệ đen rất giống nghệ vàng nhưng có màu tím đậm.
                                      
Nghệ đen chữa viêm đại tràng

Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, ven suối, vùng xốp ẩm và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng là thân, rễ tươi hoặc khô khi thu củ, vỏ ngoài vàng nâu, trong xanh thẫm, thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín. Thu hái nghệ đen vào đầu tháng 11 - 12.

Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực… Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh…

Đây là vị thuốc chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa; các bệnh chậm kinh, đặc biệt là các bệnh đau co thắt do khí trệ. Tuy nhiên nghệ đen là vị thuốc rất khó uống. Mùi vị của nó vừa đắng lại vừa ngang, nhiều người cố nuốt nhưng lại bị chặn ngang cổ buộc phải nôn trở ra.

Cây nghệ đen mọc hoang ở khắp rừng núi Việt Nam, phát triển rất tốt ở vùng ven sông suối, vùng trung du có độ ẩm cao, đất màu mỡ tơi xốp. Bộ phận dùng là rễ củ. Củ thu hái về cắt bỏ rễ con rửa sạch luộc chín, đem ngâm dấm. Cách làm như sau: Cứ 1kg nghệ đen ngâm với 160ml dấm, và 500ml nước. Tất cả cho vào nồi, đậy kín, đun cho đến khi cạn hết nước, vớt ra thái lát, phơi khô dùng dần.

Công dụng và liều dùng :

Như đã nói nghệ đen rất tốt cho bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét, vết loét mau ra các tổ chức hạt, ăn uống chậm tiêu, đau co thắt dạ dày ,chữa viêm đại tràng, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, chậm kinh, bế kinh, chuẩn bị có kinh đau bụng. Chế biến thuốc dạng viên hoàn, thuốc bột trộn mật o­ng, ăn ngày 40 đến 50g chia làm 2 lần.

Theo đông y : Nghệ đen có vị đắng, cay, tính bình. Vào kinh can, kinh đại tràng . Có tác dụng hành khí, phá khí, hoạt huyết, tiêu tích, hóa thực. Trong các đơn thuốc chữa bệnh, nghệ đen thường phối hợp với tam lăng, tam lăng thiên về phá huyết tụ, chống kết tập tiểu cầu. Còn nghệ đen mạnh về hành khí, phá khí. Nghệ đen có trong đơn thuốc giúp ăn ngon miệng, đàn bà chóng mặt hoa mắt, bế kinh, hành kinh đau bụng.

Gồm các vị thuốc sau: Lô hội 25g, long đởm thảo 10g, đại hoàng 10g, nga truật 30g, hồng hoa 15g, hà thủ ô 20g, đương quy 20g, ngưu tất 20g, đào nhân 20g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 20g, sài hồ 20g. Các vị thuốc trên được sao vàng, thái nhỏ, ngâm rượu 2 tuần. Mỗi bữa ăn uống 20ml.

Đối với bệnh co thắt đại tràng thể táo bón, khí trệ, đi ngoài ra máu có thể dùng nghệ đen 1kg, tam lăng 500g, đại hoàng 40g, vừng đen 200g, tất cả đập bột trộn với mật o­ng ngày uống 40g chia 2 lần.

Nghệ đen chữa viêm dạ dày mãn tính, ăn uống tiêu hóa kém, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn: Nghệ đen 1kg, ô tặc cốt 300g, sài hồ 200g tất cả rang vàng đập bột trộn với mật o­ng. Ăn ngày 40g chia 2 lần.

Chú ý: Nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút.

- Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi khoảng 5 phút, thêm chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo), hòa tan chia uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa cam tích: Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, đi tiêu phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g, sắc uống ngày 1 thang.

- Bổ khí, dưỡng huyết: Chữa suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Các vị bằng nhau (đều 40g), tán thành bột mịn, hoàn thành viên, ngày uống 8-12g.

Ngoài ra, các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, hoặc bệnh lý viêm đại tràng mãn tính thể táo, dùng nghệ đen sắc uống, hoặc dùng bột nghệ đen trộn với mật ong, hoặc dầu vừng đen uống cũng rất tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét