Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Tác dụng chữa bệnh của Cúc Gai

CÚC GAI – THẦN DƯỢC BẢO VỆ GAN

Truyền thuyết Châu Âu kể rằng, những vân trắng trên mặt lá cúc gai là vết tích dòng sữa trắng óng, mềm mại của Đức mẹ Đồng trinh nhỏ xuống. Vì thế, dòng sữa này có tác dụng dùng để kích sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Nhưng khoa học hiện đại khám phá khả năng bảo vệ gan của cúc gai là kỳ diệu nhất!

Bí ẩn loài cây dại
Cây cúc gai (còn gọi là kế sữa, kế thánh, kế đức mẹ...). Cây cúc gai có vị đắng, tính hàn, mọc nơi có khí hậu mát mẻ. Dân gian thường lấy cây giã nước uống hạ nhiệt, cầm máu, trừ lỵ, đắp vào mụn nhọn... Có người hái lá nấu canh, nướng hạt làm đồ uống giống như cafe hoặc trộn vào các loại bánh. Hoa cúc gai rất lạ và đẹp nên còn được nâng niu như một loại cây cảnh quý hiếm.
Tuy nhiên, sự kỳ diệu của cúc gai không chỉ có vậy, khoa học đã vén được tấm màn bí mật về công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị các bệnh hiểm nghèo như: gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan.
Từ một loại cây hoang dại đến nay cúc gai đã được trồng thu hoạch phục vụ sức khoẻ con người. Trên thế giới có rất nhiều thuốc được chiết xuất từ cây cúc gai như: Milk Thistle, Spark-Milk Thistle, Swanson, Milk Thistle Extract.... Các sản phẩm này có dạng viên nén, viên nhộng, dạng cao nước.
Khả năng của cúc gai
- Phòng ngừa các chất độc và chất gây ô nhiễm: Cúc gai bảo vệ gan khỏi bị hư hại vì vài loại độc chất, kể cả một vài chất độc hại trong dược phẩm. Mặc dù cơ chế hoạt động của nó chưa được hiểu rõ hoàn toàn,dường như nhữn hoạt chất của nó có thể làm thay đổi cấu trúc ngoại mạc của tế bào gan, khiến cho độc chất không thể xâm nhập vào. Cúc gai còn có hiệu quả giải độc, trong một cuộc khảo nghiệm các thú vật được cho uống cúc gai ngay sau khi ngộ độc bằng những chất độc cực mạnh, cúc gai đã làm giảm bớt sự hư hại gan và hạ thấp tỉ lệ tử vong.
- Kích thích sự sinh tế bào gan: Một trong những khó khăn của bệnh gan là khi mô đã hư thì phải rất lâu sau nó mới tự thay thế được, những hoạt chất của cúc gai làm gia tăng mức độ tái sinh khiến cho gan sớm phục hồi hoạt động.
- Đem lại hy vọng cho những người bị viêm gan: Chất triết của cúc gai tỏ ra có hiệu quả đối với những người viêm gan mạn tính và viêm gan B, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nó cũng có thể giúp người viêm gan C.
- Cải tiện triển vọng của những người bị xơ gan: Nó có hiệu quả với mọi loại xơ gan. Kể cả xơ gan vì rượu, lạo chiếm đa số trong những ca bệnh này. Trong một cuộc nghiên cứu thử nghiệm các bệnh nhân xơ gan dùng cúc gai có tỉ lệ tử vong thấp hơn nhóm không dùng. Ngoài ra cúc gai có công năng làm phục hồi hoạt động những lá gan bị hư nên giúp những bệnh nhân xơ gan do đái tháo đường có thể giảm lượng thuốc tiêm insulin.
- Ngăn ngừa ung thư: Trong Silymarin có chứa Silybin là một chất chống oxy hóa, có khả năng tiêu hóa các gốc tự do gây ra ung thư. Gần đây các nhà nghiên cứu khám phá những khả năng chống  ung thư của cúc gai còn mạnh hơn những nghiên cứu trước đó, khi họ cho da chuột nhiễm chất gây ung thư được thao chất chiết trích cúc gai thì ngăn ngừa được u bứu phát triển.
Gia tăng Glutathion là một chất chống oxy hóa có khả năng chống ung thư mạnh mẽ. Chất silymarin có tác dụng làm tăng lượng glutathion trong gan.
Cách chế biến sử dụng quả cúc gai:
Cho các nụ hoa khô vào máy đạp có che lưới mắt cáo xung quanh để làm vỡ nụ hao mà không hư đến quả, sau đó quạt cho bay các tơ trắng, xác hoa vụn và vỏ quả. Trung bình mỗi cây cho khoảng 100g quả, một vài cây phát triển tôt có thể cung cấp cho một gia đình đủ dùng trong một năm. Các chất của quả cúc gai có thể hòa tan trong rượu, do đó tốt nhất là nghiền nát quả, cho vào hũ sạch chứa đầy rượu trắng tinh chất và đậy thật kín. Hằng ngày lắc hũ cho đều và ngâm như thế trong 3 tuần ở chỗ tối cho đến khi rượu có mầu vàng sẫm là được. Dùng vải thưa lọc bỏ xác. Liều lượng 0,5g quả ngâm với 1 lít rượu. Ngày uống 4 - 5 lần, mỗi lần 15-20 giọt.
Có thể tán quả thành bột mịn như cafe. Dùng mỗi ngày 4 - 5 lần, mỗi lần một muỗng cafe với nước chín. Hoặc ngâm 1 muỗng cafe quả cúc gai vào ½ tách nước sôi, chừng 3 - 5 phút rồi uống, ngày uống 3 - 4 lần.
Ngoài ra toàn cây cúc gai đều có thể ăn được, nhất là lá non và thân cây đều có thể ăn sống hoặc luộc chín, chỉ cần cắt bỏ rìa gai của lá. Cúc gai có hương vị thơm ngon và khá bổ dưỡng, hoa ở ngọn có thể luộc chín và ăn như hoa Atiso, nhưng cần tránh gai. Rễ của nó cũng có thể nướng hay hấp và có mùi vị như cây diếp củ.
Lá cúc gai là chất bổ đắng, thường gặp trong các trường hợp dạ dày có rối loạn, ăn uống không tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng, và dùng cầm máu hạ nhiệt.
Quả cúc gai còn được ngâm trong nước qua một đêm và được nghiền nát bằng máy xay, chắt lấy nước như sữa đục cho vào hũ sạch, cất tủ lạnh, để uống hay dùng thay các chất lỏng trong cách làm bánh nướng. Sữa này có nhiều bột và dầu.
Có thể nghiền nát quả cúc gai nấu chung với bồ công anh hoặc nhân tràn để làm nước uống bổ gan tiêu độc.
Cây cúc gai mới được nhập trồng ở Việt nam ở một số vùng như Sapa, Tam đảo, Hà Nội, Đà Lạt, Khánh Hòa. Cây ưa đất tốt và mát, nhưng đến nay vẫn chưa dược ứng dụng rộng rãi.
Hy vọng tới đây loài dược thảo này sẽ được quan tâm trồng trọt va nghiên cứu điều trị trong tình hình bệnh gan có nguy cơ phát triền nhiều ở Việt Nam. Đây là loại thuốc có giá trị dược liệu, dễ trồng, dễ sử dụng và được đánh giá cao ở phương Tây về hiệu quả của nó đối với nhiều bệnh khác nhau của gan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét