Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Cà gai leo

ca gai leo Cà gai leo
Solanum hainanense

Tên khác:

Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh. Tên khoa học: Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta. Cà gai leo được PGS.TS Phạm Kim Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện dược liệu trung ương nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Viện Dược liệu TW đã có 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ, nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ  Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đi đến kết luận:
Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng); men gan (transaminase) và billirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng; sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354.
Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBVDNA < 5 copies/ml.
Thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo chính là đối trọng của Viêm gan siêu vi và là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay.
Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng được nghiệm thu đạt loại xuất sắc. Theo kết quả nghiên cứu: Cà gai leo có tác dụng chống viêm và ức chê sinh tổng hợp colagen ở một số tổ chức mô liên kết.
Luận án do Nguyễn Thị Bích thu thực hiện cũng kết luận: dạng chiết toàn phần của Cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 42,2% và làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình xơ gan là 27,0%. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sư phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo. Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển. 
Gần đây, sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh, với thành phần chính từ Cà gai leo và Mật nhân, đã được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan virus B thể hoạt động tại Bệnh viện quân y 108. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 33 bệnh nhân với các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ rõ ràng. Các bệnh nhân được uống 6 viên Giải độc gan Tuệ Linh/ngày chia 2 lần sau khi ăn, bệnh nhân được theo dõi định kỳ 3 tháng, 6 tháng. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài cho thấy: các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, gan to, đau hạ sườn phải, vàng da ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu giảm nhanh sau 1 tháng và hết hoàn toàn sau 2 tháng điều trị.
Men gan (AST, ALT) về bình thường sau 6 tháng lần lượt là 60,6% và 72,7%.
Các xét nghiệm nồng độ vi rút ở trong máu bệnh nhân (HBV-DNA là chỉ số đánh giá trực tiếp sự phát triển cũng như thoái lui của nguồn bệnh) cho thấy: sau 3 tháng điều trị bằng viên Giải độc gan Tuệ Linh có 6/33 (18,2%) bệnh nhân có nồng độ HBV-DNA về dưới ngưỡng phát hiện; 3% bệnh nhân giảm 1.000.000 lần nồng độ vi rút trong máu; 9,1% bệnh nhân giảm 100.000 lần; 12,1% giảm 10.000 lần; 15,6% giảm 1000 lần và 15% giảm 100 lần.
Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh với HBe là 37,5% và có anti-HBe (+) là 54,5%. Đặc biệt có 2/33 (6,1%) bệnh nhân âm tính HbsAg.
Qua theo dõi 33 bệnh nhân trong 6 tháng dùng viên Giải độc gan Tuệ Linh đã không gặp bất cứ một triệu trứng lâm sàng cũng như xét nghiệm bất thường nào, chức năng gan được cải thiện rõ, chức năng thận bình thường, không có bệnh nhân nào xuất hiện các tác dụng ngoại ý như đau đầu, nổi mẩn ngứa…
Điều này cũng giống như các kết luận lâm sàng trước đây của Cà gai leo. Đây cũng là ưu điểm thường thấy ở các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Bộ phận dùng:

Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)

Thành phần hoá học chính:

Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.
Dây có alcaloid.

Công dụng:

Cây được dùng trị hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét